1. Sơ yếu lí lịch

  • Họ và tên: Vũ Đức Nghiệu
  • Sinh năm 1954, tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
  • Học vị: Tiến sĩ
  • Chức danh khoa học: Giáo sư (2012)
  • Nơi công tác: Trường Đại học KHXH&NV
  • Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
  • Địa chỉ liên hệ:
    – Điện thoại cơ quan: (04) 38585238
    – Thư điện tử: [email protected]

2. Nghiên cứu và giảng dạy

2.1. Hướng nghiên cứu giảng dạy

  • Lí luận ngôn ngữ học
  • Dạy tiếng
  • Việt ngữ học: Từ vựng – ngữ nghĩa, Từ điển học, Lịch sử từ vựng

2.2. Quá trình công tác

  • Nghiên cứu, giảng dạy về Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, tiếng Việt, tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ 1977 đến nay. Hiện đang tham gia đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại trường
  • Năm 1984- 1985, 1991- 1992: Giảng dạy tại Đại học Phnompenh (Campuchia)
  • Năm 1992 – 1993 – 1994 – 1995: Giảng dạy tại Cornell University. (NY – Hoa Kỳ)
  • Cộng tác viên của chương trình tiếng Việt tại State University of New York, Regend College (NewYork), Hobard & William Smith College (NewYork), năm1993, 1994
  • Giảng dạy chương trình SEASSI tại Wisconsin University (Hoa Kì) 1994
  • Giảng dạy tại Đại học Paris 7 (Cộng hoà Pháp), năm 2001- 2002
  • Giảng dạy chương trình liên kết với Hoa Kì: CIEE, EAP tại Việt Nam từ 1998 đến 2003

2.3. Đã và đang hướng dẫn NCS, cao học thuộc các lĩnh vực

  • Lí luận ngôn ngữ
  • Việt ngữ học

3. Các công trình đã công bố

3.1. Sách và giáo trình

  1. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. (viết chung với Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến). Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1990. Tái bản lần thứ 8, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007.
  2. Sổ tay từ ngữ Hán Việt (bậc tiểu học). (viết chung với Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn). Nxb Thế giới, Hà Nội, 1999.
  3. Learn Vietnamese on Televison. Chương trình VTV4, Đài truyền hình Việt Nam, 2000-2001-2002-2003.
  4. Lược sử Việt ngữ học. (viết chung với nhiều tác giả. Nguyễn Thiện Giáp chủ biên). Tập I; Nxb Giáo dục; Hà Nội, 2005; tr. 332 – 360.
  5. Dẫn luận ngôn ngữ học. (chủ biên và viết cùng Nguyễn Văn Hiệp). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
  6. Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt. Nxb. Giáo Dục Việt Nam. Hà nội, 2011.

3.2. Các bài viết

  1. Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê). (viết chung với nguyễn Tài Cẩn). Ngôn ngữ, S.3, 1980, tr. 15 – 21.
  2. Sơ bộ nhận xét tình hình từ vựng trong sách lịch sử lớp 4. Trong Những vấn đề ngôn ngữ sách giáo khoa. Tập 3, Hà Nội, Nxb GD, 1983, tr. 49 – 57.
  3. Một số cứ liệu về lớp hư từ trong “Quốc âm thi tập” và “Hồng Đức Quốc âm thi tập” thế kỉ XV. Ngôn ngữ, S. 4, 1985, tr. 67 – 69.
  4. Về sự biến dịch âm – nghĩa ở một số nhóm từ trong tiếng Việt. Sách: Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. Hà Nội, Viện Ngôn ngữ học, 1986, tr.366 – 369.
  5. Diễn biến trong ý nghĩa, chức năng của nhóm từ “không, chăng, chẳng” từ thế kỉ XV đến nay. Tc. Khoa học, ĐHTH, S. 2, 1986, tr. 55 – 61.
  6. Về một hiện tương tương tự của từ vựng tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 1, 1990, tr. 54 – 59.
  7. Về một hiện tượng tạo từ trong tiếng Việt. T/c Khoa học, ĐHTH, S. 4, 1991, tr. 50 – 55.
  8. Mấy nhận xét vắn tắt về những từ có nghĩa tương tự nhau và có liên hệ với nhau ở lịch sử âm đầu trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 3, 1996, tr. 37 – 39.
  9. Già giái (dái/trái) non hột? Ngôn ngữ và đời sống, S. 11, 1997.
  10. So sánh ý nghĩa thụ động, tình thái của hai từ “phải” và “t’râw” trong tiếng Việt và tiếng Khmer hiện nay. T/c Khoa học Xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, S. 2, 1998, tr. 1 – 6.
  11. Các mức độ tương đồng và tách biệt trong một kiểu tổ chức nhóm từ của tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 1, 1999, tr. 22-28.
  12. Một số nhân tố hữu dụng đối với việc tích luỹ vốn từ của người học ngoại ngữ Việt. T/c Khoa học xã hội, Đại học quốc gia Hà Nội, S. 3, 1999.
  13. Các đơn vị từ vựng song tiết đẳng lập tiếng Việt trong bối cảnh một số ngôn ngữ Đông Nam Á. Ngôn ngữ, S. 5, 1999 tr. 22-34.
  14. Nhìn lại việc nghiên cứu cội nguồn tiếng Việt qua các công trình thuộc nửa đầu thế kỉ XX. Ngôn ngữ, S. 10, 2000, tr.28 – 38.
  15. The lexical meaning of the Vietnamese words “duoc, bi, phai’ and the Khmer words “ban, t’râw”. The Fifth International Symposium on Languages and Linguistics (Pan-Asiatic Linguistics) 16-17 Nov. 2000. 243-246 pp.
  16. Nửa sau thế kỉ XX – một chặng đường nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 5, 2001, tr.34 – 42.
  17. Các mức độ tương đồng và tách biệt của một hiện tương tương tự (paronymy) trong tiếng Việt. Việt Nam học. NXB Thế giới, Hà Nội 2001, tập V, tr. 297-303.
  18. Ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ: hạt dưa …, một hạt dưa … Ngôn ngữ, S. 11, 2001, tr.26 – 30.
  19. So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của “được”, “bị”, “phải” trong tiếng Việt với “ban”, “t’râw” trong tiếng Khmer. Ngôn ngữ, S. 3, 2002, tr.13-24.
  20. Một số hệ quả của xu thế đơn tiết hoá và đa tiết hoá trong quá trình phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 2, 2004, tr. 11-20.
  21. Một số điểm cần được nhìn nhận lại trong cấu tạo từ tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 11, 2004, tr. 11 – 22.
  22. Đơn tiết, đơn tiết hoá và đa tiết, đa tiết hoá trong quá trình phát triển của tiếng Việt. Kỉ yếu hội thảo quốc tế về ngôn ngữ và ngôn ngữ học liên Á. Hà Nội, 11-2005, tr. 202 – 213.
  23. Monosyllabism, monosyllablization and polysyllabism, polysyllablization during Vietnamese developing process. The 6th Pan-Asiatic International Symposium on Linguistics. Hanoi, 11- 2005; 263-264 pp.
  24. Góp thêm ý kiến về ngữ pháp, ngữ nghĩa của hai kiểu danh ngữ: hạt dưa…, một hạt dưa… Sách: Những vấn đề ngôn ngữ học. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr. 106 – 119.
  25. Hư từ tiếng Việt thế kỉ XV trong Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Ngôn ngữ, S. 12, 2006, tr. 1 – 14.
  26. Một vài nhận xét về ngôn ngữ quảng cáo bằng tiếng Việt trên báo chí cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. (Viết chung với Đinh Văn Đức, Dương Hồng Nhung). Tc. Khoa học xã hội, Đại học quốc gia Hà Nội, S. 1, 2007, tr. 1-12.
  27. Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Tc. Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, Tập 23, S. 3, 2007, tr. 156 – 163.
  28. Các kênh tiếp nhận và tích luỹ vốn từ của học viên Trung Quốc học tiếng Việt. Ngôn ngữ, S. 11, 2008, tr. 41 – 47.
  29. The Intergration of Chinese words into the Vietnamese language. The 7th Pan-Asiatic Symposium on Language and Linguistics. Guangzhou (China), Dec. 2008.
  30. Criticizing and Praising Man Implication of Vietnamese Idioms. International Conference on Vietnamese Studies. Ha Noi, Dec. 2008.
  31. Hàm ý khen, chê con người trong thành ngữ tiếng Việt. (viết chung với Nguyễn Thị Dung). Tạp chí Khoa học, tập 25, số 2, 2009, tr. 80-93.
  32. Biểu hiện phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ XX qua tư liệu của một số từ điển. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2009, tr. 22 – 36; và Kỉ yếu hội thảo quốc tế: Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam – Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 359 – 374.
  33. Semantic structure and passive meaning of được, bị, phải in Vietnamese and ban, trǝ̌w in Khmer. T/c. Khoa học. Đại học Quốc gia Hà Nội. Volume 25, No. 5E, 2009. 46-56 pp.
  34. Một số điểm dị biệt về từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt trong ba văn bản viết bằng chữ quốc ngữ thế kỉ XVII. Tạp chí Ngôn ngữ, số 5 – 2010, tr. 1-14.
  35. The Integration of Chinese Words into the Vietnamese Language. Journal of the Research Institute for World Languages – Osaka University. No. 4, September 2010. 133-147 pp. (Presented at The 7th Pan-Asiatic International Symposium on Languages and Linguistics December 5-6, 2008. Guangzou, China).
  36. Hư từ trong bản giải âm Truyền kì mạn lục. T/c Ngôn ngữ, số 11/2010, tr. 15-25.
  37. Khảo sát các từ cổ trong ba văn bản viết bằng chữ quốc ngữ thế kỉ XVII. T/c Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 26, số 4/2010, tr. 183 – 197.
  38. Vài kết quả khảo sát sơ bộ về từ vựng tiếng Việt cổ trong một số tác phẩm Nôm. T/c Ngôn ngữ, số 5/2011, tr. 8 – 24.
  39. Từ vựng văn học giai đoạn tiếng Việt cổ: Một số đặc điểm trong sự hìnhthành và phát triển. T/c Ngôn ngữ, số 11/2011, tr. 30 – 46.
  40. Một số kết quả khảo sát về từ cổ trong tiếng Việt cổ và trung đại. Kỉ yếu hội thảo quốc tế Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: những vấn đề lí luận và thực tiễn”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2011; tr. 732 – 748
  41. Hiện tượng lặp từ trong một số văn bản Nôm thời tiếng Việt cổ và trung đại. (viết chung với Trần Hương Thục). Ngôn ngữ, số 3 – 2012; tr. 13 – 28.
  42. Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong văn bản “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh”. T/c Ngôn ngữ, S.1, 2014; tr.3 – 19.
  43. Chứng tích của âm đầu */ɓ/ trong một số văn bản viết bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX. T/c Ngôn ngữ, S.9, 2014; tr.32 – 44.

3.3. Chương trình, đề tài nghiên cứu

  1. Thử nghiệm xây dựng từ điển từ tương tự tiếng Việt. Cấp Trường Đại học KHXHNV. Thực hiện: 2000 – 2001. Đã nghiệm thu 24/7/2001.
  2. Thiết kế chương trình và mô hình bài học để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên truyền hình (chương trình cơ sở). Cấp Đại học quốc gia Hà Nội. Thực hiện: 2003 – 2005. Đã nghiệm thu 09/5/2005.
  3. Lịch sử từ vựng tiếng Việt. Đã nghiệm thu tháng 11/2010.
  4. Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Việt của học viên quốc tế. Mã số QG.TĐ 13.17. Chủ trì. Nghiệm thu tháng 6 năm 2014.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *